Hơn một trăm năm nay (1867). những người Hỏi Giáo đầu tiên tới Việt Nam, mà hồi đó người Pháp gọi là Indochine. Họ đến từ khắp nơi trên thể giới như, Án Độ thuộc Pháp, Án Độ thuộc Anh, kể cả Pakistan và Bangladesh ngày nay.
Theo lời yêu cầu của những tín đồ Hồi Giáo quốc tế, chính phủ Pháp đã cấp cho một miếng đất để xây dựng một ngôi Thánh Đường cho tất cả những người Hồi Giáo tại Sài Gòn. Trong tờ bằng khoán của mảnh đất này có ghỉ “ Miếng đất này được cấp để xây dựng một ngôi Thánh. Đường cho Bang Án Độ Hồi Giáo, bao gồm tắt cả những người ‘Hồi Giáo sống tại Sài Gòn, không phân biệt quốc tịch hay nguồn gốc”.
Dù rằng cộng đồng Hồi Giáo lúc đó không nhiều, nhưng cũng đã dựng lên một ngôi Thánh. Đường ở chỗ Thánh Đường JAMIA MOSQUE MUSULMANE hiện nay, đề tượng trưng cho.
sự thông nhất Hồi Giáo. Ngôi Thánh Đường này đã được họ quản trị không phân biệt quốc tịch hay nguồn gốc. Sau đó, những người Hồi Giáo khác như Tích Lan, Mã Lai, Nam Dương, Ả
Rập v.v… du nhập vào Việt Nam. Ông P.M. Bava Sahib Marecar, một người Hồi Giáo nói tiếng Ấn Độ thuộc Pháp, đã hiến một sở đất lớn tại khu vực Hòa Hưng-Sài Gòn để làm nghĩa trang, cho tắt cả những người Hồi Giáo ngoại quốc.
Vì số người Hồi Giáo ngoại quốc gia tăng, nên Ban quản trị ‘Thánh Đường lúc bây giờ quyết định làm một ngôi “Thánh Đường lớn. Theo lời đề nghị của cỗ Haji J.M. Mohamed Ismael, Haji M- Abdul Rahman và A.B.M-B, Deen Kaka, đại hội đồng tín đồ Hồi Giáo đã được thành lập ngày 21 tháng 12 năm 1934 để xúc tiền và quyết định xây một ngôi Thánh Đường lớn hơn. Trong quỹ hạn chế kinh phí nên Đại Hội Đồng quyế định một cuộc quyên gói trong các giới Hồi Giáo.
Trong quyết định này thì những người sống ở Sài Gòn, vùng phụ cận, và ở các tỉnh đã đóng góp một ngày lợi tức của họ, bất kể giàu nghèo. Ngoài ra, tất cả các người Hồi Giáo khác ở Hà Nội, Hải Phòng, Phnom Phenh, v,v…, cũng đã đóng góp vào công cuộc xây dựng ngôi Thánh Đường này.
Công việc xây dựng lại Thánh Đường bắt đầu khởi công vào đầu năm 1935 và hoàn thành vào trước cuối năm 1935. Sau khi ngôi Thánh Đường đã được hoàn thành, Thánh Đường đã được chính thức mở cửa cho công chúng bởi ông Thú Hiến Nam Kỳ vào ngày 25 tháng 11 năm 1935.
Kể từ đó, ngôi Thánh Đường này được quản trị đầu tiên bởi có Haji J.M. Mohamed Ismael, Trường ban Án Độ Hồi Giáo, bao gồm tất cả người Hồi Giáo khác. Năm 1953, cỗ J.M. Abdul Aziz được chính thức bầu làm Trưởng ban Ấn Độ Hồi Giáo, và ông L.A.M Maideen làm Phó Trường ban. Đến năm 1958, ông J.M. Abdul Aziz qua đời. và ông L.A.M Maideen được chính thức bô nhiệm làm Trưởng ban Án Độ Hồi Giáo.
Năm 1960, chính phủ bỏ chế độ bang-hội, và tắt cả tài sản của các Bang đều đặt dưới quyền kiểm soát của Đô Trưởng Sài Gòn. Ông Đô Trưởng yêu cầu cũ cứ tiếp tục các vị Trưởng bang cũ cứ tiếp tục quản trị các tài sản của các Bang ấy, nhưng phải nộp mỗi tháng một tờ báo cáo, và phải có sự chấp thuận trước của Đô Trưởng về những số tiền chỉ tiêu quá mười ngàn đồng.
Hồi đó, theo quyết định của chính quyền, các tài sản của Thánh Dường Hồi Giáo Sài Gòn đã được quản trị bởi ông L.A.M Maideen đưới quyền kiểm soát của Đô Trưởng Sài Gòn. Vì có sự trục trặc trong việc quản trị nên ông L.A.M Maideen đã buộc phải từ chức Quàn Trị Viên Thánh Đường Hồi Giáo Sài Gòn vào ngày 2 tháng 11 năm 1969. Ông M.A.M. Ibrahim đã được ông Đô Trưởng Sài Gòn cho phép tổ chức một cuộc bầu cử đề lập một Ban Quản Trị để thay thế ông L.A.M Maideen.
Ngày 28 thị 12 năm 1969, với sự cho phép của ông Đô Trưởng Sài Gòn, và trước sự hiện diện của các quan sát viên chính thức, Ban Quản Trị đầu tiên đã được bầu và được chấp thuận là hợp pháp của Thánh Đường Hồi Giáo Sài Gòn lúc bấy giờ
Nay. sau khi chính phủ Cách Mạng lên cầm quyền Thánh Đường Hồi Giáo Sài Gòn được chính quyền Cách Mạng công nhận cho tự do thờ phượng theo tín ngưỡng Hồi giáo, không có
sự quấy rồi hay can thiệp nào. Nhưng lúc đó, một phần lớn các người Hồi Giáo Ấn Độ, Ân Độ thuộc Pháp, và Pakistan đã trở về nước của họ. Trong trường hợp này, chúng tôi phải lo cho tương lai của việc quản trị Thánh Đường Hồi Giáo Sài Gòn, bởi vì ngôi Thánh Đường này không những là của họ, mà nó còn thuộc về tất cả người Hồi Giáo, không phân biệt chủng tộc hay nguồn góc, tức là cộng đồng Hồi Giáo quốc tế.
Đã hơn một trăm năm nay, Trung Tâm Hồi Giáo Quốc Tế này (Thánh Đường Hồi Giáo Sài Gòn) đã được quản trị bởi những người Hồi Giáo Ấn Độ, Án Độ thuộc Pháp, với sự mặc nhiên chấp nhận của tất cả những người Hồi Giáo khác. Nay, các khói Hồi Giáo lớn ngoại quốc đã rời khỏi Việt Nam, và hơn nữa, 11 người trong số 15 người trong Ban Quân Trị được bầu vào ngày 28 tháng 12 năm 1969 đã về nước. Với tình trạng này buộc chúng tôi phải thành lập một Ban Quản Trị mới.
Để cho thích nghi với hoàn cảnh đặc biệt hiện tại, chúng tôi soạn thảo những biện pháp cần thiết để thành lập một Ban Quản Trị mới, trong đó không phải chỉ riêng những người Hồi Giáo ngoại quốc sẽ sống vĩnh viễn ở Việt Nam, mà còn cả những người con của những người Hồi Giáo ngoại quốc, ít nhất là 21 tuổi, và cả những người Hồi Giáo Việt Nam, đều được tham dự và tiếp tục trong coi Trung Tâm Hồi Giáo Quốc Tế này.
Chỉ bằng cách này chúng tôi mới có thể gìn giữ nơi thờ phượng này và tài sản của nơi này theo đúng tinh thần của những bậc tiền nhân đã dựng tiêu biểu của sự thống nhất Hồi Giáo này. Nếu không thì một số người trong cộng đồng chúng ta sẽ lợi dụng cơ hội này để chiếm đoạt hoặc khai thác tài sản của Thánh Đường cho lợi ích riêng của họ.
Để ngăn ngừa những sự lợi dụng như vậy, nên chúng tôi đã xin nhà cầm quyền cho phép tổ chức một cuộc bầu cử để thành lập Ban Quản Trị mới theo tin thần nói trên. Cuộc bầu cử này sẽ được thực hiện một ngày rất gần đây, dưới sự kiểm soát của chính quyền.
Vì chính phủ Cách Mạng đang có những mối ngoại giao tốt với các nước Hồi Giáo trên. thế giới, chúng tôi yêu cầu Bộ Ngoại Giao và các chức trách hữu quyền thông báo cho tất cả các nước Hồi Giáo biết sự hiện hữu của một Trung Tâm Hồi Giáo Quốc Tế tại Sài Gòn, và cũng xin nhà cầm quyền che chở cho Thánh Đường này, và tài sản của Thánh Đường, cũng như là Thánh Đường này đã được che chở và bảo tồn hơn một trăm năm nay.
Chúng tôi cầu xin ALLAH giúp cho chúng tôi gìn giữ được tinh thần cao cả của tiền nhân đã rầy công xây dựng nên tiêu biểu của sự thống nhất Hồi Giáo này, bằng cách duy trì mãi mãi sự trong sạch và thánh tính của Thánh Đường trên dải đất tươi đẹp này.
Trích từ “CĂN NGUYÊN THÁNH ĐƯỜNG HỒI GIÁO SÀI GÒN. MỘT TRUNG TÂM HỒI GIÁO QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM” của cố Chủ Tịch M.A M. IBRAHIM và cổ Phó Chủ Tịch Z.A. LATIF được ký ngày 20 tháng 02 năm 1976.
Sau khi các vị này rời khỏi Việt Nam vào tháng 03 năm 1976, thì giao Thánh Đường này lại cho một vị Ấn Độ tên là Mohamed Maideen (từ Tara Mana), vị này trông coi cho đến năm 1978 thì rời Việt Nam đi Ấn Độ và bản giao lại cho ông Bilal Musa (dân tộc chăm) và những vị Ấn Độ còn lưu lại và tiếp tục quản lý Thánh Đường Musulmane.
Sau đây là những đời Trưởng ban quản trị Thánh Đường Musulmane:
– Ông RAYYAH từ năm 1979 đến năm 1981 (qua đời)
– Ông BASHI AHMAD
– Ông OLI
– Ông MOHAMMED KASSIM (tạm nghỉ do bệnh)
– Ông IBRAHIM (qua đời)
– Ông MOHAMMED KASSIM (quay lại làm việc và qua đời)
* – Ông ABDUL KADER SULTAN (qua đời)
– Ông NGUYỄN VĂN SIM từ năm 1998 đến năm 2010
– Ông MÁCH AMINE quản lý lâm thời từ năm 2011 đến năm 2016
– Ông NGUYỄN VĂN THÀNH (KAMALUDDIN) từ năm 2016 đến năm 2020 hiện tiếp tục quản lý Thánh Đường.
Các vị trên là những người trong coi và gìn giữ Thánh Đường từ sau ngày giải phóng đất nước. (1975) và tiếp nối gìn giữ công trình kiến trúc văn hóa tôn giáo JAMIA MOSQUE MUSULMANE tại Việt Nam.
- Ban Quản Trị
Trưởng Ban
Nguyễn Văn Thành
KAMALUDDIN